Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Đàng Trong - Trung tâm thương mại quốc tế thế kỷ 17

Đàng Trong - Trung tâm thương mại quốc tế thế kỷ 17


- Đàng Trong (Hội An) là điểm đến hấp dẫn nhất ở DNA cho thương buôn nước ngoài. Bản thân Đàng Trong lúc này chả có mặt hàng nào có giá trị. Bù lại Thuong nhân Việt dưới sự bảo trợ của các Chúa đã táo bạo thâm nhập Campuchia và Xiêm, Luzon để thâu tóm nguồn hàng mang về nước, từ đó thương buôn nước ngoài có thể dễ dàng đến Hội An mà vẫn mua được tất cả các loại hàng hóa ở DNA.
- Thuế má thấp, hầu như ko là 1 lý do quan trọng hấp dẫn người nước ngoài.
- Người Nhật gần như độc quyền mua lụa tơ tằm Đàng Trong. Nhưng họ mua về chỉ để dùng nội địa.
- Buôn bán với Đàng Trong quan trọng với người Nhật đến mức ở Tây Thái Bình Dương hình thành 1 đường dây bán trác và thậm chí làm giả Châu Ấn của nhà Tokugawa để bán cho thuyền buôn. Đường dây này dính lứu người TQ, Anh và Bồ. Điển hình có vụ William Adams, sủng thần của Ieyashu cũng tí mất đầu vì làm giả Châu Ấn Đàng Trong. 1/4 số thuyền mang Châu Ấn của Nhật đến Đàng Trong hàng năm.


Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của quốc gia:
- Các chúa Nguyễn thân hành chăm lo việc buôn bán. Tự mình tiếp xúc và tạo lập quan hệ với thương buôn nước ngoài. 
- Kinh tế quốc gia phụ thuộc vào số thuyền buôn nước ngoài, chứ ko phải sản lượng nông nghiệp. Chúa lập vô số đồn điền trồng mía và dâu tằm để sản xuất hàng xuất khẩu, còn gạo thì lại đi nhập từ Campuchia.
- Nguyên do người Nhật tk17 ngừng đến Đàng Ngoài là do các Chúa Nguyễn gây sức ép với Mạc phủ Tokugawa.
- Đàng Trong ko có tài nguyên. Để duy trì chiến tranh, các Chúa tìm mọi cách bảo đảm nguồn cung đồng và vàng từ Nhật Bản, nhà xuất khẩu chủ yếu 2 tài nguyên quý này. Ko có nguồn cung này chúa Nguyễn sẽ ko có tiền để lưu thông và ko có đồng đúc súng.
- Xưởng súng Macao của Bồ Đào Nha có bán hàng cho các nước khác nữa nhưng 2 chúa Trịnh-Nguyễn là khách hàng chủ yếu.
- Cùng với làm ăn và tiếp xúc là tri thức. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 17 các chúa Nguyễn đã đặt ra vị trí bác sĩ cung đình dành riêng cho người Tây. Đảm nhiệm chức vụ này phải kể đến Bartholomeu da Costa và Jean de Loureiro. Bắt đầu từ 1704 các chúa Nguyễn Phúc Chu và Phúc Khoát thâu nạp các ông Antonio de Anerdo, de Lima, Neugebauer, Siebert, Slamenski, Koffler, Moteiro để dạy các chúa toán học và thiên văn. Trường hợp tương tự trong lịch sử châu Á chỉ có duy nhất Hãn Mông Kha, Hãn Hốt Tất Liệt và Khang Hy mà thôi.

Các chúa Nguyễn mở mang đất đai, phát triển giao thương Buôn bán, chính trị nhân từ, pháp luật thông suốt, thuế má nhẹ nhàng . Hội An trở thành thương cảng thịnh vượng cũng không có gì lạ.
Nhìn việc làm chúa Nguyễn càng cho thấy sự tiến Bộ cũng như Tư duy Linh hoạt, táo bạo của các chúa Nguyễn. Tiếc là hậu duệ Nguyễn Ánh quá mức chuyên chế, xa rời cái tốt, cái tệ ấy còn truyền cho con cháu nhà Nguyễn sau này.

Thật ra thì vẫn có thuyền Nhật đến Đông Kinh, tuy nhiên ít hơn so với Đàng Ngoài.

Tonkin:
1604-1605: 5
1606-1610: 2
1611-1615: 3
1616-1620: 9
1621-1625: 6
1626-1630: 3
1631-1635: 9

Cochin:
1604-1605: 9
1606-1610: 9
1611-1615: 26
1616-1620: 22
1621-1625: 7
1626-1630: 5
1631-1635: 9

Đây chỉ là list của các thuyền có giấy phép, chưa kể số thuyền đi chui, không có giấy phép.

Hà Lan lúc này (TK17) chuyên cướp và công kích tàu Bồ Đào Nha ở xung quanh TBD để đọc quyền buôn bán, nên họ có thể chính thức làm chủ con đường buôn bán của Nhật và Đàng ngoài.

có vẻ như việc buôn bán của Đàng Ngoài với Nhật Bản bị giới hạn, còn có sự can thiệp của Hà Lan, do Hà Lan không chơi thân với Đàng Trong nên thỏa thuận ưu tiên tạo cơ hội cho họ buôn bán ở Đàng Ngoài, còn Đàng Trong thì để Nhật an toàn và tự do buôn bán, chính họ và tàu TQ mang rất nhiều của cải từ Nhật đến để buôn bán với Đông Kinh thay vì trực tiếp từ Tàu Nhật.

Theo tư liệu sau thì rõ ràng Đàng Ngoài lúc này buôn bán rất mạnh với Hà Lan, gần như là HL độc quyền:


Vùng Thuận Hoá đất đai khô cằn, nhưng dưới thời chúa Nguyễn lại phồn Thịnh cũng chắc là bởi chúa Nguyễn nhìn ra cái lợi từ Buôn bán nên đã khéo léo chăm lo lĩnh vực này, quả thực là một Tư duy sáng suốt. Đến khi mở đất Gia Định thì hàng năm thương Buôn người Hoa còn chở gạo lên miền Trung bán.
Chiến tranh Trịnh Nguyễn tuy làm cho lính chết, dân khổ nhưng cũng đặt Đại Việt vào cuộc thử thách khiến cho những Tư tưởng tiến Bộ, táo bạo nảy sinh .
Mình thấy chúa Nguyễn Phúc Tần là người có công lớn nhất trong việc làm cho Đàng Trong Thịnh vượng, kế thừa chính sách tiến Bộ, hợp lòng dân của chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên và Phúc Lan, cho người Minh nương nhờ lập phố xá, mở đất đai, kiện toàn chính sách Cai trị hợp lí, khởi đầu cho sự Thịnh vượng thương nghiệp Đàng Trong.

Cái này cũng ko hẳn mới mẻ. Đất Trung Bộ từ ngàn năm trước đã nổi tiếng là đất buôn bán nhờ Chiêm Thành. Người Chiêm nổi tiếng là Viking của phương Đông, giàu có nhờ cướp biển và buôn bán. Đến khi Nguyễn Hoàng vào Nam thì Hội An là bến cũ của người Chiêm đã có vài trăm thương gia Nhật cư trú. Ở ngoài Bắc những cảng như Vân Đồn cũng là cảng quốc tế lớn, từ đời Lý người Java, Luzon, Malay đã đến buôn bán, chả có gì lạ lẫm.
Công đầu tạo dựng thương hiệu là ở người Chăm và các tiền triều. Tất nhiên các chúa sau này cũng giỏi ở chỗ biết phát triển, ko làm cho nó tàn lụi đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét