Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

LICH SỬ KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ

 - LICH SỬ KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
 Phần I CUỘC KHAI KHẨN ĐẤT ĐAI Ở VÙNG ĐỒNG NAI-GIA ĐỊNH TK XVII-XVIII
I. Sơ lược vài nét về lịch sử cư dân, tình hình vùng đất Nam Bộ xưa trước khi người Việt đến
- Lịch sử vùng đất Nam Bộ xưa trước khi vương quốc Phù Nam thành lập, do tư liệu tìm được về vấn đề này còn quá ít chưa đủ cơ sở để minh định. Tuy vậy, những tư liệu đó cũng giúp chúng ta lập được giả thuyết có độ tin cậy nhất định về những nét chính như sau :
+ Trên phần đất thuộc miền Đông Nam Bộ từ sông Vàm Cỏ đến sông Đồng Nai đã có một bộ lạc thuộc giống người Ăngdônêdiêng sinh sống trước khi Phù Nam lập quốc TK I. Đó là các bộ tộc Xtiêng, Mạ, Kho, Mohong. Các bộ lạc này dân số quá ít, kinh tế sản xuất thô sơ, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt, hái lượm sản vật có sẩn trong thiên nhiên làm lúa, rãy trên đất cao gò đồi.
+ TK I vương quốc Phù Nam ra đời, lãnh thổ nước này bao gồm toàn bộ Campuchia và một phần Nam Thái và một phần Hạ Lào, toàn bộ Nam Bộ ra đến đèo cả của Việt Nam và có thể phần lãnh thổ chính của vương quốc Phù Nam gồm Đông Nam Campuchia và toàn bộ Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Còn bên vùng đất còn lại là những Vương quốc nhỏ lệ thuộc vào Phù Nam, Vương quốc Phù Nam tồn tại TK I đến TK VI.
Thời kì Phù Nam vùng đất Nam Bộ ngày nay được khai phá ra sao, thì vấn đề này cho đến nay không đủ tư liệu để làm rõ, chỉ có điều theo một ít thư tịch cổ của Trung Quốc như : Tân Đường Thư, Sử Kí Nam Triều của nhà Tề (479-501), sử kí của Khang Thái và Châu Ứng (TK III). Có thể cư dân Phù Nam làm nghề nông theo lối cổ, gieo giống một năm gặt hái ba năm, bên cạnh đó họ còn chuyên nghề buôn bán, giỏi về chiến tranh, cũng thường di cướp phá dân láng giềng, bắt kẻ bại trận làm nô lệ.
+ Những di tích khảo cổ tìm được, cũng chứng minh rằng cư dân Phù Nam biết đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi, làm thủ công, luyện kim, gốm, dệt, nhuộm vải bằng thảo mộc, làm đường mía… Ngoài ra họ còn thạo đường thủy, thường buôn bán xa bằng thuyền.
Như vậy, dưới thời Phù Nam vùng đất Nam Bộ đã được khai phá không ít và thời kì này các bộ lạc sinh sống ở vùng đất miền Đông Nam Bộ ngày nay đã lệ thuộc vào vua chúa Phù Nam nhưng họ không chịu Ấn hóa tiếp tục bảo tồn tín ngưỡng riêng.
+ Đầu TK III vương quốc Chăm pa hình thành gồm cả phần đất Phù Nam từ đèo Cả đến Phan Thiết đến gần Bà Rịa và khu vực cư trú của các bộ lạc nói trên trở thành vùng đệm của hai vương quốc đó.
+ Từ TK VI vùng Khơme nổi lên thôn tính Phù Nam rồi kế nghiệp Phù Nam. Các dân tộc trên lại ở dưới quyền vương triều Khơme (hồi đó gọi là Chân Lạp). Tuy chịu ảnh hưởng của Khơme. Nhất là về mặt ngôn ngữ nhưng họ vẫn sống tự trị với phong tục tập quán riêng và có thể tiến lên thành lập các tiểu vương quốc : Mạ, Xương Tinh, Xích Thổ….
+ Thời kì này đã có người Khơme đến sinh sống trên vùng đất Nam Bộ ngày nay (Thư tịch cổ Trung Quốc gọi vùng này là Thủy Chân Lạp), song số dân rất ít, họ chỉ thành lập một ít sóc Khơme, sống heo hắt và nghèo nàn. Những sóc Khơme đó chưa hợp thành những đơn vị hành chính, lệ thuộc triều đình, chưa chịu sự lệ thuộc của vương triều Cavich (Thủy Chân Lạp). Lúc đó người Khơme sống tập trung và khai phá đất đai trên vùng đất Khơme ngày nay (Lục Chân Lạp). Trong lúc triều đình Chân Lạp phải tập trung lực lượng ở phía Nam Biển Hồ để đối đầu với vương quốc Xiêm La đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía Tây cho nên trên danh nghĩa vùng đất Nam Bộ ngày nay hồi đó thuộc Chân Lạp. Nhưng thuộc một cách lỏng lẽo và trong thực tế và người Khơme không tập trung sinh sống và khai phá vùng này. Vì vậy, có thể nói rằng vùng đất Nam Bộ là đất tự do, đất hoang cả về kinh tế lẫn chủ quyền.
+ Chính lưu dân của người Việt, với việc tiến hành khai khẩn đất hoang và lập thôn ấp mới ở TK XVII đã đem lại sinh khí mới cho vùng đất này.
Tóm lại, Trước khi người Việt đến định canh định cư ở miền Tây và một phần miền Đông Nam Bộ ngày nay cho đến tận sông Bến Nghé đã có một số sóc Khơme sống rải rác trên các dòng đất cao. Còn lưu vực sông Đồng Nai thì các dân tộc sinh sống trên đồi núi rừng rậm rất thưa thớt, biết trồng lúa nhưng chưa thạo nghề cày cấy, họ hướng về sân bắt hái lượm là nhiều hơn canh tác, nên vùng bình nguyên bao la bát ngát vẫn chưa có người khai phá.
II. Sự di cư của người Việt vào đất Nam Bộ
1. Nguồn gốc lưu dân
Thành phần chủ yếu của lưu dân là nông dân và thợ thủ công nghèo khổ bị điêu đứng cùng cực thiên tai, vì tai nạn chiến tranh và bị giai cấp phong kiến áp bức bóc lột.
2. Hình thức di cư
- Tự do di cư : Tự do đi lẻ tẻ hoặc là đi cả gia đình hoặc là người mạnh đi trước đón gia đình đi theo sau, hoặc mấy gia đình, mấy người kết lại thành nhóm cùng đi với nhau.
- Di cư cơ chế : Do nhà nước (chúa Nguyễn) đã đứng ra tổ chức và bảo trợ cho nhân dân tham gia vào các đợt di dân khẩn hoang.
3. Phương thức đi
Đi theo đường biển với phương tiện thuyền buồm là chủ yếu, bởi vì việc đi lại giữa các vùng đất Miền Trung với vùng đất Đồng Nai – Gia Định chủ yếu bằng đường biển. Tuy nhiên cũng có người trèo đèo vượt núi theo đường bộ, đi dần từng chặng một, đến một đoạn nào đó ở một thời gian thấy trụ được thì ở luôn, nếu không được thì đi tiếp, cứ thế dần dần đến vùng đất Nam Bộ. Số người đi theo kiểu này rất ít vì đường đi quá gian lao và nguy hiểm.
4. Tiến trình di cư
- Diễn ra liên tục, số lượng cư dân ngày càng đông đi đôi với mức độ ngày càng khốc liệt của cuộc chiến tranh phong kiến Trịnh – Nguyễn, cùng với mức độ ngày càng gay gắt của mâu thuẫn xã hội giữa địa chủ với nông dân.
- Tiến trình di cư đó có lúc diễn ra lẻ tẻ, có lúc diễn ra ồ ạt nhất là khi các chúa Nguyễn chiêu dân vào Nam khai khẩn.
III. Tiến trình phân bố, địa điểm cư trú và khẩn hoang của lưu dân người Việt và một bộ phận người Hoa.
- Địa điểm đặt chân sớm nhất của lưu dân người Việt trên đất Nam Bộ là ở Mối Xuy (Moxoài) Bà Rịa vì đây là nơi địa đầu vừa nằm trên trục giao thông đường bộ từ Bình Thuận vào Nam vừa giáp biển, có cửa biển vào được, ghe thuyền từ Bắc vào Nam. Đây là vùng đất rộng lớn từ làng Long Hương, Phước Lễ và lên đất đỏ ngày nay.
- Từ Mô Xoài – Bà Rịa lưu dân người Việt tiến dần đến vùng Đồng Nai định cư và khai khẩn. Các địa điểm định cư và khai khẩn sớm nhất khu vực này là Bàn Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, Bến Rùa, cù lao Tân Triều, cù lao Tân Chánh....
- Năm 1679 ngoài cư dân người Việt vùng này có thêm lưu dân người Hoa (nhóm Trần Thuận Xuyên) đến đây định cư va khai phá.
- Cũng như ở Đồng Nai lưu dân người Việt đến định cư khai phá vùng đất Xoài Khôn (Bến Nghé) từ nửa cuối TK XVII tại đây họ khai phá các khu đất cao như : Chợ Quán, Gò Công, Mai Chùa, Chùa Gò (Phước Sơn Tự), khu vực Bà Chiểu, Gò Vấp, kéo dài đến Hóc Môn theo trục lộ đi về phía Tây Ninh. Như vậy, đến những năm cuối TK XVII trên suốt khu vực rộng lớn từ Mô Xoài đến Bến Nghé cùng với người Khơme, người Hoa, người Việt cũng đã đến định cư và khai phá. Tuy nhiên lúc bấy giờ dân cư còn quá ít, hầu hết là dân phiêu bạc phương tiện lại thiếu thốn, trình độ kĩ thuật còn hạn chế. Cho nên trên cả khu vực rộng lớn đó những địa điểm định cư khai phá còn rãi rác, đất hoang rừng rậm còn nhiều.
- Sang TK XVIII các điểm định cư khai phá ở khu vực Sài Gòn – Bến Nghé và vùng xung quanh tiếp tục được mở rộng thêm, sau khi Nông Nại Đại Khố (cù lao phố Đồng Nai - Biên Hòa) bị tàn phá 1772, thì vùng Xoài Khôn Chợ Lớn ngày nay trở thành một trung tâm thương mại khá sầm uất.
- Thời gian này lưu dân người Việt cũng đi vào định cư và khai phá khu vực hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, bờ Bắc sông Tiền và ở các cù lao theo các cửa sông Tiền bao gồm các vùng Tân An, Gò Công, Chợ Gạo, cù loa Minh, cù lao Bảo ở Tiền Giang
- Ở vùng Đồng Tháp Mười rãi rác, cũng có một số ít vùng đất không bị ngập lục, gây thiệt hại. cũng có một số ít lưu dân trụ lại định cư lâu dài và khai phá một vài vùng gọi là đất phước như Tân Châu, Cao Lãnh.
- Đáng chú ý nhất đến nửa đầu TK XVIII các địa điểm định cư và khai phá được hình thành trên hầu khắp các cù lao đó, là một loại đất dòng nổi trên mặt nước được phù sa bồi đắp hàng năm như : cù lao Tân Huề, cù lao Giang, cù lao Ông Chưởng, cù lao Mây, cù lao Lâm Thôn trên sông Tiền, cù lao Cát, cù lao Dung ở vùng Sông Hậu.
- Vùng Mỹ Tho từ chợ cũ Mỹ Tho đến vùng trấn Định ngày nay là Tân Lí Tây (Tân Hiệp), ngoài lưu dân người Việt còn có nhóm người Hoa Dương Ngạn Định đến định cư khai khẩn 1679 nhóm Trần Thuận Xuyên đến khai phá.
- Ở bờ Nam sông Tiền vào đầu TK XVIII một bộ phận lưu dân người Việt phần lớn là tín đồ thiên chúa giáo đến lánh nạn, do sự cấm đạo của chúa Nguyễn, họ đến sinh sống ở vùng Cái Mơn, Cái Nhum. Ở vùng đất Sóc Xoài, Ba Vát, Mỏ Cày.
- Ở khu vực Sóc Trăng, Ba Thắt cũng có một số cư dân người Việt đến định cư khai khẩn đất đai với người Khơme.
- Ở khu vực ven biển phía Tây Nam từ Hà Tiên xuống Rạch Giá, Cà Mau.
- Cuối TK XVII đầu TK XVIII số lượng lưu dân người Việt đến định cư khai khẩn tăng lên khá nhanh do hoạt động chiêu mộ của Mạc Cửu, đó là người Trung Quốc bỏ nước đến đây cư ngụ cùng với 200 bộ hạ. Họ đã lập thành 7 xã kéo dài từ Kampotxom đến Cà Mau gồm có Cần Bột, Trảng Kè, Hương Út (Vĩnh Thơm) Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau.
Tóm lại : Đến cuối TK XVIII lưu dân người Việt đã đến định cư khai khẩn đất đai để sinh sống ở rất nhiều nơi ở vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, mật độ phân bố không đều khu vực có số lượng lưu dân người Việt đông nhất đó là Bà Rịa – Đồng Nai – Sài Gòn – Mỹ Tho – Bến Tre, nhất là vùng gần sông Vàm Cỏ Tây gần sông Tiền và những vùng có nhiều thuận lợi để làm lúa nước, bởi vì có lượng nước ngọt để tưới tiêu và cũng nhờ mạng lưới sông gạch thiên nhiên chằng chịt.
IV. Phương thức khai khẩn
1. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Đất đai về cơ bản vẫn còn hoang sơ cho nên lưu dân hoàn toàn tự do thoải mái, định cư khai hoang lập ấp, muốn ở đâu thì ở muốn khai khẩn chỗ nào thì khai khẩn.
- Chính quyền của các chúa Nguyễn khuyến khích việc khẩn hoang.
- Đất ở đây là đất phù sa mới, phì nhiêu, thời tiết khí hậu tương đối thuận hòa, mùa màng ít bị thất bát.
b. Khó khăn
- Môi trường thiên nhiên cũng không kém phần khắc nghiệt.
- Đất đai phần lớn là rừng rậm hoang vu, đồng cỏ, đầm lầy đã dẫn đến việc khai khẩn gặp nhiều khó khăn.
- Phải đương đầu với nhiều thú dữ nguy hiểm, muổi, rắn rết, bệnh tật.
- Đất đai màu mở là điều kiện cho sâu bọ, cỏ dại phát triển. Nhiều vùng còn thiếu nước ngọt, nhiễm phèn mặn.
2. Cách thức khai vỡ đất hoang thành đất trồng trọt
- Cách thức phổ biến là móc lõm, chọn những khu đất cao ráo, tương đối dễ làm khai vỡ trước rồi mở rộng dần ra.
- Do nghèo khổ không đủ phương tiện, không đủ vốn liến, nên lưu dân liên kết lại với nhau năm ba người vài ba gia đình chung lưng hợp sức trong việc khai khẩn.
3. Qui mô khai vỡ
- Qui mô nhỏ: Thuộc về những người nông dân nghèo, chiếm số đông trong lưu dân, hình thức khai khẩn qui mô nhỏ là hình thức chủ yếu đóng vai trò chính.
- Loại qui mô lớn : Thuộc về những người nông dân có vật lực, những người giàu có được chính quyền chúa Nguyễn triệu tập từ các tỉnh phía ngoài vào.
4. Hình thức tổ chức khẩn hoang
- Người dân bao gồm cả người giàu và người nghèo tự động tiến hành khai hoang.
- Nhà nước sử dụng binh lính đồn trú, khẩn hoang đất canh tác đế có thêm lương thực.
- Nhà nước mộ dân lập đồn điền.
V. Thành quả khai hoang
Theo Lê Quí Đôn ghi trong sách Phủ Biên Tạp Lục thì tổng diện tích khai khẩn tính đến những năm 70 của thế kỉ XVIII đó là 2241 mẫu và ngoài 32 000 sở (1 sở bằng 4 đến 5 mẫu.
1. Nông nghiệp
Nhờ có công cuộc khẩn hoang của lưu dân mà vùng Đồng Nai – Gia Định (toàn Nam Bộ ngỳa nay) là vựa lúa lớn, sản xuất thóc gạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ. Ngoài ra, còn đem đi trao đổi mua bán các nơi trong nước và cả với nước ngoài. Không những vậy, vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cung cấp lúa gạo chủ yếu của cả Đàng trong.
2. Thủ công nghiệp
- Do sản xuất nông nghiệp trong xã hội đã dần xuất hiện sự phân công lao động dẫn đến sự ra đời nhiều ngành nghề thủ công : chạm, đúc, thêu, sơn, dệt, làm đồ thiếc, làm gạch ngối...
- Do thủ công nghiệp phát triển đã xuất hiện nhiều thợ thủ công chuyên nghiệp, họ đã tách khỏi nông nghiệp, hình thành một số vùng có các nghề thủ công truyền thống.
3. Thương nghiệp
- Trên cơ sở một nền nông nghiệp và thủ công nghiệp đã khá phát triển và ở mức độ nhất định, đã mang tính chất sản xuất hàng hóa, thì việc buôn bán ở vùng Đồng Nai – Gia Định sớm được mở rộng hơn trở thành một hoạt động kinh tế sôi nổi ở đây. Cũng chính vì lẽ đó mà đến cuối thế kỉ XVIII ở vùng này xuất hiện nhiều thị tứ mua bán sầm uất, trong đó có một số nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và buôn bán quốc tế nổi tiếng như : thương cảng cù lao Phố Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên, Mỹ Tho, Đại Phố..
- Ngoài các thương cảng và thị tứ nói trên thì mạng lưới các chợ đã sớm hình thành ở thành thị và nông thôn nhất là các trục lộ giao thông chính, bến đò, hình thành ở nơi giao thông thuận lợi đông người qua lại.
Như vậy, ở thành thị, các chợ nơi nào cũng đầy ấp những mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
VII Tổ chức xã hội, nếp sông văn hóa, tinh thần của cộng đồng cư dân ở vùng đất mới
1. Tổ chức xã hội
- Ở vùng đất mới, nếp sống sinh hoạt xã hội có tổ chức hơn và làng xớm đã trở thành làng, xớm truyền thống ở quê hương mình nơi đặc trung chung là ý thức cộng đồng “tình làng nghĩa xóm” tương thân tương ái. Lưu dân người Việt cũng nhanh chóng kết thành “chòm xóm” để dựa vào nhau giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn, cùng nhau bảo vệ cho nhau chống lại thú dữ, trộm cướp, cường hào.
- Khác hẳn với các làng ở đồng bằng Sông Hồng thì thôn ấp đồng bằng sông Cửu Long có những đặc trưng riêng.
+ Thôn ấp hình thành dọc theo bờ kênh, gạch.
+ Thôn ấp ban đầu chỉ là sự kết hợp tự phát, trên tinh thần tương thân tương ái, tương trợ lẫn nhau, chưa có luật lệ ràng buộc, chưa có những qui chế ngặt nghèo với những luật lệ làng, hương ước gì cả, thôn ấp không đóng kín thoáng rộng, thường giúp đỡ đón nhận người mới đến.
+ Thôn ấp của lưu dân người Việt ban đầu thường là dễ hợp dễ tan, người đến trước, người đến sau không phân biệt.
2. Nếp sống văn hóa
Môi trường thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long với đặc trưng sông nước, kênh gạch chằng chịt, đã ảnh hưởng đến “thói ăn nếp ở” của người lưu dân.
- Nhà thường quay mặt ra phía mé sông.
- Đi lại bằng phương tiện ghe thuyền là chính.
- Việc ăn uống cũng có màu sắc riêng, trên mâm cơm phần tôm cá là phong phú. Riêng phần thịt thì được chế biến nhiều cách.
- Do có nhiều dân tộc cùng sống xen kẽ với nhau (Việt, Khơme, Chăm, Xtiêng, Mạ...) nên nơi đây đã diễn ra một sự giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc và tạo nên đời sống văn hóa đa dạng phong phú, trong đó văn hóa Việt đóng vai trò chủ yếu và tất cả sự đa dạng khác biệt về văn hóa, về nếp sống điều được liên kết lại trong một nền văn hóa chung – đó là văn hóa Việt Nam rất phong phú trên vùng đất mới mà hạt nhân của sự liên kết đó là văn hóa của các dân tộc Việt với những biểu hiện độc đáo trong môi trường sinh thái mới.
VIII. Những biến đổi về cơ cấu giai cấp xã hội
- Tiến trình phát triển của công cuộc khai khẩn đất đai, đồng thời cũng là tiến trình diễn ra sự phân hóa xã hội theo hai cực.
- Tình trạng ruộng đất khai khẩn được ngày càng tập trung vào tay điền chủ, dẫn đến sự xuất hiện khá sớm sở hữu ruộng đất lớn và mức sống của người lưu dân không tỉ lệ thuận với thành quả mà công cuộc khai khẩn đất đai đã đạt được.
Do vậy, nơi đây cũng bộc lộ khá sớm những vấn đề xã hội gay gắt đó là mâu thuẫn giữa điền chủ và nông dân nghèo càng rõ rệt nhưng chưa đạt đến mức độ bùng nổ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Phần II CÔNG CUỘC KHAI KHẨN ĐẤT ĐAI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I. Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn
- Sau khi thành lập 1802 nhà Nuyễn đã đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc, tập trung nhất ở vùng lục tỉnh Nam Kì.
- Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn có những mục tiêu :
+ Mở rộng đất đai canh tác để phát triển sản xuất lương thực đồng thời cũng để đảm bảo nguồn thu tô thuế cho nhà nước.
+ Đảm bảo an ninh quốc phòng, tập trung chú ý vào những vùng đất xa xôi nơi biên viễn mà trước hết là vùng đất cực Nam Chân Lạp nơi thường mất an ninh.
- Các biện pháp thúc đẩy khai hoang
Để cho người dân tự do lựa chọn nơi khai phá.
Miễn thuế cho người đi khai phá đất hoang một thời gian nhất định.
Cho mượn trước trả sau hoặc cấp không nông cụ thóc, giống, trâu, bò.
Bắt buộc các quan lại đia phương phải đôn đốc dân chúng khẩn hoang.
Sử sụng binh lính vào việc khẩn hoang dưới hình thức lập đồn điền.
Cho phép bất cứ ai cũng được đứng ra mộ dân lập đồn điền.
Sử dụng tù phạm vào việc khẩn hoang.
Nhà nước đứng ra chiêu mộ dân chúng đưa đi khai hoang lập ấp ở một số nơi nhất là vùng biên giới Châu Đốc - An Giang.
Khuyến khích dân chúng đứng ra mộ người đi khai hoang lập ấp bằng cách phong thưởng.
II. Công cuộc khẩn hoang
1. Loại hình do nhân dân tự tiến hành
- Thời kì này làng sống di cư của các tỉnh phía ngoài vẫn tiếp tục và có phần mạnh mẽ hơn, một phần vì chiến tranh đã kết thúc, phần khác vì lệnh cấm đạo gay gắt của các vua Nguyễn, trong đó số lưu dân đông nhất thời kì này đó là tín đồ thiên chúa giáo trốn tránh lệnh cấm đạo, những người này vào miền lục tỉnh để khai khẩn đất đai, để mưu sinh.
- Những lưu dân đã định cư hoặc là con cháu của họ vẫn tiếp tục công việc khai khẩn đất hoang vốn còn rất nhiều ở nơi cư trú.
- Nhìn chung trong nửa đầu thế kỉ XIX họat động khẩn hoang do nhân dân tự tiến hành vẫn diễn ra mạnh mẽ ở vùng ven sông Phước Long, sông Tân Bình (Sài Gòn), sông Tiền ở những nơi đó họ vừa mở rộng các khu đất được khai phá trước vừa tiến sâu vào vùng đất còn bỏ hoang tiếp tục khai khẩn. Nhờ đó mà nối liền các trung tâm khai khẩn thành một vùng ruộng vườn liên tiếp chạy dài từ Bà Rịa, Biên Hòa, đến Gia Định, Vĩnh Long, riêng vùng đất phái Nam sông Hậu cũng thu hút đông đảo lưu dân đến khai khẩn.
- Riêng vùng đất An Giang 1817, vùng cù lao dài ở trấn Vĩnh Thanh được khai phá và mở rộng thêm được năm làng : Phú Thái, Phước Thành, Thái Bình, Thanh Lương, Bình Thạnh.
- Nguyễn Văn Thoại đã khuyến khích khai khẩn đất đai dọc hai bờ kênh Thoại Hà nối liền Long Xuyên – Rạch Giá và một số thôn ấp được lập nên ở vùng núi Sập. Năm 1840 Phủ Ba Xuyên qui tụ được 80 người khai khẩn được 170 mẫu ruộng. Cũng năm này, trên khu đất nằm phía sau tỉnh An Giang khai phá được 770 mẫu.
2. Loại hình khai hoang do nhà nước chủ trì
a. Hình thức đồn điền : bao gồm các loại
- Đồn điền do binh lính làm, đồn điền do tù phạm làm. Việc cày cấy hoa lợi thu được đều là của chung, không chia đất riêng cho từng người.
- Đồn điền do dân thường làm đất trong phạm vi đồn điền được chia cho từng người, mỗi người được khoảng 2ha.
Kết quả của việc lập đồn điền 1814 có 9876 người đến 1822 giảm xuống còn 9703 người. Năm 1854 giảm xuống còn 7500 người. Như vậy, tổng cộng khoảng 2709 người, diện tích được khia phá 54158 ha.
b. Hình thức khẩn hoang lập ấp
- Nguyễn Văn Thoại mộ dân khai hoang lập ấp được khoảng 20 xã, thôn.
- Nguyễn Tri Phương tổ chức mộ dân khẩn hoang lập ấp với quy mô lớn nhất năm 1853 lập được 124 ấp.
Hình thức đưa tù phạm đi khai hoang mà địa điểm chính là An Giang, nhà nước giao cho từng người cấp cho trâu, bò, nông cụ, lương thực....
III. Kết quả khẩn hoang
Theo kết quả đo đạt 1836 tổng diện tích đất đai khai hoang ở Nam Kì lục tỉnh là 630075 mẫu, trong khi đó những năm 70 của thế kỉ XVIII là 162241 như vậy trên thực tế tăng được 467834 mẫu.
IV. Tình hình canh tác
Về phương thức canh tác cũng như thế kỉ XVIII chưa có gì thay đổi lớn. 1868 tổng số diện tích đất trồng lúa chiếm gần 79% tổng diện tích đất canh tác.
V. Những biến động kinh tế – xã hội
1. Dân số tăng nhanh
- Năm 1819 số dấn đinh 97100 người, còn dân số 485500 người, đến năm 1829 số dân đinh giảm xuống 8790 người và dân số 593950 người.
- Năm 1847 số dân đinh là 165598 người dân số tăng lên 827999 người.
- 1867 theo thống kê của Pháp dân số Nam Kì tăng lên 1204278 người.
2. Kinh tế phát triển
a. Nông nghiệp
Diện tích ngày càng được mở rộng đất canh tác, lúa cũng tăng lên nhiều nên sản lượng lúa gạo sản xuất ra cũng tăng mạnh và số thóc gạo dư thừa để xuất khẩu cũng tăng lên. Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu chính của Nam Kì lục tỉnh, bán ra các tỉnh ở miền Trung và ở nước ngoài.
b. Thủ công nghiệp
Có bước phát triển mới và ở Nam Kì lục tỉnh có thể sản xuất được một số sản phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống và trao đổi với các vùng các ngành nghề thủ công phát triển mạnh lúc bấy giờ như : đóng ghe, tàu, dệt, khai mỏ sắt, làm đồ sắt, làm dầu đậu phọng, làm đường mía...
c. Thương nghiệp
Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa Nam Kì lục tỉnh phát triển lên một bước. Việc mua các sản phẩm nông-lâm-thủy sản, các sản phẩm thủ công nghiệp trong nội vùng trở nên tấp nập hơn, tỉnh nào cũng có nhiều tụ điểm mua bán nhiều chợ búa (theo Đại Nam Nhất Thống Chí).
Đến giữa thế kỉ XIX toàn Nam Kì có 93 chợ lớn, nhỏ việc mua bán giữa Nam Kì lục tỉnh giữa trong nước và ngoài nước cũng phát triển hơn các thế kỉ trước.
3. Mâu thuẫn xã hội gia tăng
Giai cấp địa chủ đã hình thành ngay từ lúc mới bắt đầu vùng Đồng Nai-Gia Định nhưng số lượng còn ít. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII tầng lớn điền chủ đã khá đông đảo và sang nửa đầu thế kỉ XIX cùng với đà tiến chuyển của công cuộc khẩn hoang thì tầng lớp điền chủ lại lớn mạnh hơn về số lượng và tài sản, trong khi đó người nông dân nghèo vẫn nghèo vì nạn cho vay nặng lãi và kim tính đất đai cửa địa chủ, khiến cho nhiều người không có ruộng đất canh tác phải đi cày cấy làm thuê, làm mướn hoặc làm tá điền cho điền chủ.
Sự phát triển mạnh mẽ của sở hữu ruông đất lớn, của giai cấp địa chủ cùng với tình trạng ruộng đất công chia cho dân ngày càng bị thu hẹp khiến cho sự phân hóa ở Nam Kì lục tỉnh ngày càng thêm sâu sắc. Trong nửa đầu thế kỉ XIX mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp điền chủ ngày càng trở nên quyết liệt và đã dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra như : khởi nghĩa của Hà Âm Hà Dương (1838, 1846) Khởi nghĩa của Lâm Sâm Trà Vinh 1841.

1 nhận xét: