Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Đôi nét về hai tiếng “Bà con” trong văn hoá người miền-nam Việt-nam.

Đôi nét về hai tiếng “Bà con” trong văn hoá người miền-nam Việt-nam.

Trong giao tiếp hằng ngày tại miền-nam Việt-nam, người ta thường hay nhắc đến hai tiếng “bà con” trong hoạt động giao tiếp với nhau.

Nghĩa của từ “Bà con” trong tiếng Việt
Trên lãnh vực danh từ, thứ nhứt “Bà còn” có nghĩa là người cùng dòng họ huyết thống với nhau. Ví dụ như câu thành ngữ: “Bà con vì tổ tiên, không phải vì tiền vì gạo”. Thứ hai, “Bà con” chỉ nghững người quen thuộc như là “bà con hàng xóm”. Thứ ba, “Bà con” chỉ những đồng bào ở hải ngoại ví dụ như câu sau đây: “Có nhiều bà con Việt-kiều làm ăn sinh sống”.

Trên lãnh vực đại từ, “Bà con” chỉ ngôi thứ hai khi nói tới một đám đông ví dụ như “Xin bà con lắng nghe lời phát biểu của chủ tịch”

Nguồn gốc của từ “Bà con”

Ngược dòng thời gian đưa chúng ta về đất nước Thuỷ-chân-lạp khi những người từ đất Thuận-quảng vào vùng Mô-xoài thuộc Đồng-nai vào thế kỷ XVI, vùng đất Nam-phần chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu những cuộc di cư của người Hoa quy thuận Chúa Nguyễn và những di dân từ các vùng miền của Đàng ngoài. Trãi qua gần 1 thế kỷ sau Nam-phần mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và hành trang của những người Việt di cư chính là vốn văn hoá đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam-phần. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hoá Nam-phần như hiện nay. Nền ngôn ngữ giao tiếp cũng từ đó mà hình thành theo dòng thời gian cùng những biến động lịch sử và cũng từ đây đã xây dựng nên một nền ngôn ngữ giao tiếp phong phú cho con người nơi đây.

Trước hết chúng ta cần biết tính cách người Miền-nam đó chính là sự phóng khoáng, cởi mở, tình làng nghĩa xóm được thể hiện rõ từ trong cuộc sống người dân sông nước Miền-tây. Do đó từ “Bà con” cũng có xuất phát ý nghĩa từ đây, đó là sự gần gủi thể hiện trong giao tiếp hằng ngày với nhau. “Bà con” mang nhiều ý nghĩa trên hai lãnh vực như đã liệt kê như trên nhưng hầu hết chúng ta đều nghĩ nhiều đến lãnh vực đại từ. Chưa có nghiên cứu chánh thức về nguồn gốc từ “Bà con” đã có từ khi nào. Nhưng mỗi người dân miền sông nước xứ Miền-tây đều cảm nhận thấy sự gần gủi nhau mà không một thứ ngôn ngữ nào trên quả địa cầu nầy có thể dịch sát nghĩa được ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét